Hiện nay nhiều người có xu hướng thay thế dần gạo trắng thành gạo lứt để sử dụng trong bữa ăn hằng ngày. Gạo lứt có thành phần dinh dưỡng cao cùng với nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về gạo lứt là gì? Hay lợi ích của gạo lứt với sức khỏe là gì? Vậy hôm nay hãy cùng dorsetmoon.com tìm hiểu về gạo lứt qua bài viết dưới đây nhé!
I. Gạo lứt là gì?
Gạo lứt (hay còn gọi là gạo lức hay gạo lật) thực chất là gạo trắng nhưng được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám. Đây là loại gạo giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là rất giàu các chất dinh dưỡng như vitamin. Gạo lứt thường có màu sẫm hơn (thường là màu nâu).
Khi ăn gạo lứt nếu thấy chưa quen có thể cảm giác ăn hơi khô và cứng, gây ra cảm giác nham nhám ở cổ họng do còn lớp vỏ cám bên ngoài.
Hiện nay trên thị trường có một số loại gạo lứt như:
- Gạo lứt tẻ: Là loại gạo lứt của gạo trắng thông thường, hay xay bỏ lớp vỏ trấu.
- Gạo lứt nếp: Có nguồn gốc từ gạo nếp như gạo nếp hương, nếp cái hoa vàng,..
- Gạo lứt đỏ: Là loại gạo được trồng không dùng thuốc trừ sâu. Đây là loại gạo rất tốt phù hợp cho người ăn chay trường mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
- Gạo lứt đen: Là loại gạo ít đường nhưng nhiều chất xơ và các hợp chất thực vật rất tốt cho sức khỏe.
II. Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt
Được xem là loại gạo tốt nhất hiện nay về mặt dinh dưỡng, gạo lứt chứa một số thành phần như:
- Calo: 216 kcal
- Carbs: 44 gram
- Chất xơ: 3,5 gam
- Chất béo: 1,8 gam
- Chất đạm: 5 gam
- Thiamin (B1): 12% RDI
- Niacin (B3): 15% RDI
- Pyridoxine (B6): 14% RDI
- Axit pantothenic (B5) : 6% RDI
- Sắt: 5% RDI
- Magie: 21% RDI
- Phốt pho: 16% RDI
- Kẽm: 8% RDI
- Đồng: 10% RDI
- Manga: 88% RDI
- Selenium: 27% RDI
(Trong khẩu phần khoảng 195g gạo lứt)
III. Lợi ích của gạo lứt với cơ thể
1. Giảm cân
Với lượng chất xơ dồi dào sử dụng gạo lứt sẽ tạo cảm giác no lâu, giúp giảm cân hiệu quả. Không những vậy gạo lứt còn giúp cơ thể điều hòa glucose để giải độc và chuyển hóa chất béo nhằm tăng lượng trao đổi chất hiệu quả.
2. Kiểm soát lượng đường huyết
Gạo lứt được các bác sĩ khuyên dùng với những bệnh nhân mắc tiểu đường tuýp 2. Gạo lứt là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp. Chỉ số đường huyết (GI) là một thước đo liên quan đến mức độ nhanh chóng và bao nhiêu của một loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu khi ăn vào.
Gạo lứt có chỉ số đường huyết trung bình là 55 (đây là tiêu chuẩn cho các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp). Chỉ số đường huyết trung bình của gạo trắng thông thường mà chúng ta thường ăn là 64. Vậy nên việc sử dụng gạo lứt cùng kết hợp các thực phẩm khác sẽ giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường hiệu quả.
3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Gạo lứt rất giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp giảm lượng cholesterol trong máu, củng cố thành mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giúp giảm thiểu các mảng bám trên thành động mạch, giảm thiểu tình trạng xơ vữa động mạch và tăng cường sức khỏe tim mạch.
4. Không chứa gluten
Đây là một loại protein được tìm thấy trong lúa mạch và lúa mì. Ngày nay, nhiều người tuân theo chế độ ăn không có gluten vì nó có thể dẫn đến các vấn đề như:
- Trong trường hợp không dung nạp gluten, ăn phải chất này có thể gây phản ứng dị ứng, gây đầy bụng, đau dạ dày, buồn nôn, tiêu chảy, v.v.
- Ngoài ra, gluten cũng không thích hợp cho những người mắc bệnh tự miễn dịch.
Điều quan trọng, gạo lứt không chứa gluten, đó là lý do tại sao nó được nhiều người lựa chọn để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày để đảm bảo không dung nạp gluten.
5. Giảm nguy cơ ung thư
Gạo lứt có các vitamin và khoáng chất giúp chống oxy hóa, giúp cơ thể loại bỏ các mầm bệnh nguy hiểm, ngoài ra còn chứa nhiều selen và polyphenol giúp ngăn ngừa một số dạng ung thư.
6. Cải thiện chức năng gan
Gạo lứt hỗ trợ quá trình giải độc của gan, có tác dụng điều trị bệnh xơ gan, hỗ trợ tái tạo tế bào gan. Do các thành phần như inositol, phospholipid và vitamin B, nó làm giảm đáng kể căng thẳng cho gan và giúp nó thực hiện các chức năng cần thiết.
7. Đặc tính chống viêm
Gạo lứt gần đây đã được chứng minh là giàu chất chống oxy hóa như nhiều loại trái cây và rau quả. Gạo lứt và những lợi ích của nó đặc biệt liên quan đến việc giảm viêm.
IV. Lưu ý khi sử dụng gạo lứt
Không thể phủ nhận những tác dụng của gạo lứt với cơ thể, tuy nhiên gạo lứt cũng nên được sử dụng đúng cách, không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt như:
- Gạo lứt thường rất cứng và cần phải ngâm nước trước khi nấu để làm mềm, và gạo lứt nấu lâu hơn gạo trắng thông thường.
- Chỉ nên dùng gạo lứt 2-3 lần /tuần để cơ thể hấp thu và sử dụng tối ưu các chất dinh dưỡng, hãy nhai nhẹ. Khó tiêu có thể xảy ra nếu bạn không nhai kỹ.
- Trẻ em, người già, người ốm yếu, phụ nữ có thai và cho con bú nên tăng cường sức khỏe bằng các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.
- Đừng lạm dụng gạo lứt và sử dụng nó thường xuyên thay cho các loại thực phẩm khác.
- Những trường hợp tiêu hóa kém, mắc bệnh đường tiêu hóa không nên ăn nhiều gạo lứt. Vì gạo lứt có chất xơ nên bổ xung quá nhiều sẽ khiến dạ dày làm việc nhiều hơn.
- Thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì cũng không nên ăn quá nhiều gạo lứt. Đây là độ tuổi cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết. Bổ xung nhiều chất xơ sẽ khiến quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể bị hạn chế.
- Những người có hệ miễn dịch kém cần bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, vì gạo lứt chứa nhiều chất xơ nên lượng chất đạm và chất béo nạp vào cơ thể giảm, không nên ăn nhiều gạo lứt vì làm suy giảm chức năng của các cơ quan.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về gạo lứt là gì được nhiều bạn tìm hiểu. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với các bạn khi tìm hiểu về gạo lứt. Với nhiều chất dinh dưỡng bạn có thể sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng đấy nhé!