cong-nghe-var-la-gi-cong-nghe-var-duoc-hoat-dong-nhu-the-nao
Bóng đá

Công nghệ VAR là gì? Công nghệ VAR hoạt động như thế nào?

Bóng đá là môn thể thao nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng người hâm mộ. Bởi các trận đấu luôn kịch tính, hấp dẫn đến phút cuối cùng. Để giúp các trận đấu diễn ra công bằng nhất, FIFA đã áp dụng công nghệ Var vào quá trình thi đấu. Công nghệ VAR là gì? Nó hoạt động như thế nào? Hãy cùng Xoilac TV tìm hiểu ngay dưới đây nhé.

Công nghệ VAR là gì?

cong-nghe-var-la-gi
Công nghệ VAR là gì?

VAR trong bóng đá với tên gọi tiếng Anh đầy đủ là Video Assistant Referee. Đây là một hình thức áp dụng công nghệ hiện đại vào việc hỗ trợ cho những trọng tài thông qua video. Công nghệ Var được đưa vào trong thi đấu bóng đá nhằm mục đích giúp cho trọng tài chính đưa ra những quyết định chuẩn xác nhất thông qua những băng hình đã ghi lại.

Hiệp hội Bóng đá quốc tế (IFAB) đã thông qua công nghệ Var vào năm 2016 và lần đầu tiên thử nghiệm vào tháng 8/2016 trong một trận đấu tại giải nhà nghề Mỹ.

Trọng tài video VAR được đặt ở đâu?

Hệ thống VAR sẽ được đặt biệt lập trên sân. Thế nhưng, nó có khả năng truy cập vào mọi camera được lắp đặt khắp sân. Hệ thống này sẽ được ra thông báo tới trọng tài chính trong trường hợp nó phát hiện ra lỗi.

Công nghệ VAR được sử dụng trong những tình huống nào?

Với những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã biết công nghệ VAR là gì rồi phải không? Ngay dưới đây Xoilac TV sẽ chia sẻ những tình huống nào sẽ được áp dụng công nghệ Var.

cong-nghe-var-duoc-su-dung-trong-nhung-tinh-huong-nao
Công nghệ VAR được sử dụng trong những tình huống nào?

Công nghệ VAR chỉ được dùng trong một số trường hợp nhất định khi thi đấu. Các tình huống này sẽ bao gồm: quả đá phạt 11m, bàn thắng, xác định lỗivà thẻ đỏ trực tiếp.

Bàn thắng

Khi có một đội bóng khiếu nại về bàn thắng, công nghệ VAR sẽ được sử dụng để phát hiện lỗi việt vị hoặc tình huống kéo áo và các lỗi bóng đá khác trong quá trình ghi bàn. Ngay khi cầu thủ phạm lỗi việt vị vài cm thì bàn thắng đó cũng không được chấp nhận.

Penalty

Khu vực trong vòng cấm chính là nơi công nghệ VAR được dùng nhiều nhất. Quyết định thổi phạt sẽ được trọng tài hủy bỏ hoặc duy trì sau khi tham khảo công nghệ VAR.

Thẻ đỏ trực tiếp

Các hành vi bạo lực sẽ bị ngăn chặn bởi công nghệ VAR. Tuy nhiên, VAR chỉ được sử dụng đối với những trường hợp thẻ đỏ trực tiếp và nó sẽ không áp dụng đối với thẻ vàng thứ 2.

Nhận diện sai lầm

Trong thực tế, các vị trọng tài chính cũng thường mắc phải sai lầm. Điển hình là trện Arsenal và Chelsea diễn ra vào năm 2014. Oxlade Chamberlain của câu lạc bộ Arsenal là người phạm lỗi, thế nhưng trọng tài chính là bất ngờ đuổi Kieran Gibbs, một cầu thủ khác trên sân cũng có đầu cua giống hệt như Chamberlain.

Với công nghệ VAR, mọi sai lầm của các trọng tài sẽ được sửa chữa. Thế nhưng, VAR còn nhiều hạn chế nhất định để không làm gián đoạn cuộc chơi.

Khi muốn xem lại các tình huống kể trên, trọng tài chính sẽ đưa tay lên không trung và vẽ một chữ nhật ở phía trước nhằm ám chỉ màn hình nhỏ được đặt phía ngoài sân. Ở khu vực đặt màn hình, trọng tài chính sẽ cùng bàn bạc, trao đổi với tổ trọng tài VAR và tiến hành xem kỹ lại tình huống đã diễn ra trên sân ở nhiều góc quay khác nhau. Bao gồm, cả những góc quay từ các camera siêu chậm. Sau khi xem, trọng tài chính sẽ đưa ra quyết định cuối cùng của mình.

Công nghệ VAR hoạt động như thế nào?

cong-nghe-var-duoc-hoat-dong-nhu-the-nao
Công nghệ VAR hoạt động như thế nào?


Sau khi đã biết khái niệm công nghệ VAR là gì, hãy cùng Xoi Lac TV tìm hiểu về cách mà công nghệ này được vận hành. Lấy ví dụ ở kỳ World Cup 2018, mỗi sân vận động diễn ra các trận đấu sẽ được Liên đoàn bóng đá thế giới cho lắp đặt riêng hơn 33 camera.

Trong số đó, sẽ có 8 loại camera quay siêu chậm cùng với 4 chiếc camera khác quay siêu siêu chậm. Đến vòng knock-out, sẽ có thêm hai camerra siêu siêu chậm khác nữa được đặt ở phía sau khung thành của mỗi đội.

Chưa hết, hệ thống này còn có 2 camera được giao với nhiệm vụ chuyên quan sát các tình huống việt vị. Lượt đấu cuối cùng của bảng B giữa Morocco và Tây Ban Nha, hệ thống camera bắt lỗi việt vị của công nghệ VAR đã phát huy công dụng rất tốt khi công nhận bàn thắng gỡ hoà của đội tuyển Tây Ban Nha vào những phút bù giờ cuối cùng của trận đấu. Đồng thời, sẽ quyết định này còn giúp Tây Ban Nha giành được tấm vé đi tiếp vào vòng đấu sau.

Toàn bộ các tình huống diễn ra trên sân đấu sẽ được hệ thống camera ghi hình và truyền trực tiếp đến một trung tâm đặc biệt đặt ở thủ đô Moskva và có tên gọi là VOM (The Video Operation Room). Nơi đó sẽ có 13 vị trợ lý video hay còn có tên gọi khác là trọng tài phụ chờ sẵn để tiến hành phân tích những dữ liệu được thu về. Trong 13 vị trợ lý này, sẽ có một người được chọn chọn mỗi trận đấu và hoạt động biệt lập cùng với đội ngũ 3 trợ lý trọng tài video khác nữa (AVAR1, AVAR2 và AVAR3).

Các trợ lý video sẽ tập trung quan sát các tình huống quay chậm để có thể thông báo cho trọng tài chính biết mỗi khi phát hiện ra những tình huống lỗi bị bỏ qua hay các trường hợp mà trọng tài chính cần thêm ý kiến về những tình huống nhạy cảm trên sân đấu. Sau khi tham vấn ý kiến sẽ đưa ra quyết định cuối cùng.

Như vậy, Xoilac TV đã cũng các bạn tìm hiểu về công nghệ VAR là gì cũng như ông nghệ VAR hoạt động như thế nào trong bài viết trên. Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp cho các bạn hiểu hơn về công nghệ hiện đại nào trong thi đấu bóng đá. Hãy nhớ thường xuyên truy cập vào website Xôi Lạc TV để cập nhật những tin tức bóng đá mới nhất, bảng xếp hạng bóng đá đầy đủ, bảng tỷ lệ kèo nhà cái chính xác cho mình nhé.